Số 8 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội
HOTLINE
0243.7474.138 (Giờ HC)
090 419 6969 (Zalo/Viber)
Tìm kiếm tour
Nơi khởi hành
Điểm đến
Thời gian Tour
Khoảng giá
Tìm kiếm
LeftAdv

Lễ hội mừng lúa mới ở Tây Nguyên

Hàng năm cứ vào khoảng tháng 11 dương lịch người dân Tây Nguyên lại tổ chức lễ mừng lúa mới. Đây là một phong tục có từ lâu đời của đồng bào Jrai, Bahnar trên địa bàn tỉnh Gia Lai, có ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của Giàng ban cho dân làng và tập tục cúng Giàng, cúng các vị thần linh như: Cúng trời đất, các thần sông suối, thần núi, thần mưa, thần sấm … để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Khi thu hoạch, già làng sẽ quyết định chọn một đám lúa tốt nhất để tổ chức lễ cúng thần Ia Pôm (thần lúa, thần nông nghiệp) ngay tại ruộng. Vào ngày này bà con trong thôn bản đều có mặt, ai cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thức ăn của mình phục vụ buổi lễ, như một vài ché rượu cần hoặc một con gà, miếng thịt.
Thầy cúng (Riu Yang) cùng già làng sẽ soạn mâm lễ cúng theo nghi thức và khấn để mong thần Ia Pôm mang lại sự ấm no cho dân làng. Sau đó già làng sẽ chọn khoảng 10 thanh niên nam, nữ để đại diện dân làng xuống ruộng, từng người tay nắm lấy từng bụi lúa. Sau mỗi lời khấn của thầy cúng, nhóm thanh niên sẽ giơ cao bó lúa lên trời và đồng thanh hô, hát và múa theo, thể hiện cảnh tượng vừa thiêng liêng lại vừa thấm nhuần tình đoàn kết của bà con dân làng Tây Nguyên.
Lễ cúng mừng lúa mới diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, mọi người đều ăn uống no say, nhảy múa theo tiếng chiêng vang vọng. Sau khi lễ hội chung của làng kết thúc, bà con lại tiếp tục lễ cúng mừng lúa mới theo từng nhà, theo một trật tự đã sắp xếp trước. Lễ hội tổ chức lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thu hoạch được nhiều hay ít của từng gia đình và cũng theo đó mà thời gian có thể kéo dài một hay nhiều ngày. Đây cũng là dịp để gia chủ mời bà con, họ hàng, bạn bè ở các buôn lân cận cùng đến vui chơi, ăn uống, múa hát, nhà nào có đông khách coi như là niềm vinh dự lớn.

Nếu có dịp đi du lịch Tây Nguyên vào dịp lễ mừng lúa mới, bạn sẽ đựa trải nghiệm lễ hội văn hóa đặc sắc. Đây là bản sắc văn hóa độc đáo và cũng là một trong những lễ hội lớn hàng năm của hai tộc người Bahnar, Jrai với mong ước mang lại cuộc sống ấm no ở các buôn làng, là sự giao hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên nơi cao nguyên đại ngàn.

Các tin khác

Du thuyền ngắm cá voi tại Hàn Quốc

Du thuyền ngắm cá voi tại Hàn Quốc

Du thuyền ngắm cá voi là một ttrong những trải nghiệm duy nhất tại Hàn Quốc, từ trên du thuyền du khách sẽ ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng và những chú cá voi rất thích thú, đó là một trong những trải nghiệm thú vị tại Hàn Quốc.
Chi tiết
Đi du lịch Trùng Khánh mùa nào đẹp

Đi du lịch Trùng Khánh mùa nào đẹp

Trùng Khánh là một trong những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Trung Quốc, tọa lạc ngay đầu thượng nguồn của dòng sông Trường Giang, đến đây du khách sẽ đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng, nhất là khi màn đêm buông xuoogns hai bên là những ánh đèn lấp lánh trông như một bức tranh thật đẹp.
Chi tiết
Những lý do không nên đi du lịch Dubai mùa hè

Những lý do không nên đi du lịch Dubai mùa hè

Tuy ở một số điểm mùa hè là mùa cao điểm, tuy nhiên Dubai vào hè lại là mùa thấp điểm, bởi Dubai từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu tương đối nóng nhất là  tháng Ramadan.
Chi tiết
Top 5 lễ hội mùa hè ở Hàn Quốc

Top 5 lễ hội mùa hè ở Hàn Quốc

Mùa hè là thời điểm cho những chuyến du lịch phiêu lưu, trong đó đẹp nhất phải kể đến Hàn Quốc, với tiết trời trong xanh, và nhiều danh thắng nổi tiếng, hơn thế nữa Hàn Quốc vào hè là thời gian diễn ra lễ hội sôi nổi, cùng nhiều sự kiện lý thú, sẽ mang đến cho du khách kỳ nghỉ hè hoàn hảo nhất.
Chi tiết