Số 8 Nguyễn Chí Thanh - Ba Đình - Hà Nội
HOTLINE
0243.7474.138 (Giờ HC)
090 419 6969 (Zalo/Viber)
Tìm kiếm tour
Nơi khởi hành
Điểm đến
Thời gian Tour
Khoảng giá
Tìm kiếm
LeftAdv

Di tích lịch sử đình Nguyễn Trung Trực

Đến với khu di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, một cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

Ông được xem là vị anh hùng đánh Tây không chỉ với 2 chiến công lừng lẫy: Đốt tàu giặc trên vàm Nhật Tảo (Long An), chiếm giữ và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày mà còn là tác giả của câu nói bất hủ về tinh thần bất khuất trước ngoại bang: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”. Tuy nhiên, do nhiều lý do lịch sử, xung quanh di tích mộ, đình cũng như nghi thức cúng tế ông hiện đang còn có ý kiến trái chiều. Với tinh thần biểu thị thái độ tôn trọng đối với người anh hùng áo vải được nhân dân phong “thần” và cả sự thận trọng với hiện tại và tương lai, Lao Động xin gởi đến bài viết. Rất mong nhận được góp ý để cùng làm sáng tỏ vấn đề.

Đình Nguyễn Trung Trực là cách nói tắt cụm kiến trúc đươc công nhận là dic tích cấp Quốc gia gồm: Mộ và ngôi đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại Rạch Giá – thành phố bên bờ biển Tây của tỉnh Kiên Giang. Đến đây, du khách không chỉ được ngắm nhìn lối kiến trúc đẹ, mà còn được trải nghiệm, được hòa vào dòng cảm xúc linh thiêng lịch sử, văn hóa... lấp lánh hào khí của Nam bộ.

Nằm bên bờ sông hiền hòa phía Tây thành phố biển Rạch Giá, cách cửa biển khoảng hơn 100m, chỉ với vị trí tọa lạc, đình Nguyễn Trung Trực (đình Ông Nguyễn) đã đủ sức thu hút bao bước chân thích khám phá vùng đất phương Nam.
Đến đây du khách chỉ cần bước qua cổng “tam quan” là cả một thế giới hình khối, sắc màu chờ đón, sẵn sàng làm du khách tan chảy cảm xúc. Nhưng chỉ với cổng tam quan, đã đủ làm nhiều người như hòa mình vào dòng chảy lịch sử yêu nước, dòng chảy của văn hóa đặc thù Nam bộ. Chiếc cổng cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình "lưỡng long tranh châu" trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi cách điệu theo dạng chữ tròn sơn vàng trên nền đỏ thể hiện hai câu trong bài thơ “Điếu Nguyễn Trung Trực” của nhà thơ yêu nước Huỳnh Mẫn Đạt tôn vinh người anh hùng làng chài đã lãnh đạo người dân yêu nước giáng lên đầu quân thù bằng 2 chiến công đi vào sử sách: Đốt tàu Tây trên vàm Nhật Tảo, đánh chiếm, giữ và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày:
“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”

Và dòng chảy đó ngày càng mạnh mẽ, cuồn cuộn... hiện về khi du khách đặt chân vào bên trong. Đầu tiên là bức tượng Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868) ngự ngay trước thềm chính điện. Tượng được đúc bằng đồng theo thế toàn thân nên trông oai nghiêm, sống động với khí thế trung nghĩa, bất khuất. Cách đó không xa, dưới bóng mát rười rượi của cây đa cổ thụ, thân to dễ chừng đến 5-7 vòng tay người lớn, là ngôi mộ vị Anh hùng được cải táng vào năm 1986 và được chính tay ông Võ Văn Kiệt- lúc đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng- đặt viên đá đầu tiên.
Mộ được thiết kế với hai phần mồ và bia chỉ ghi vỏn vẹn dòng chữ “Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838-1868)”, giản dị như chính cuộc đời của người anh hùng xuất thân từ dân chài này. Và đây có lẽ là điều hiếm thấy so với các di tích thờ nhân thần khác khi mộ và đình tọa lạc trong cùng một khuôn viên. Cạnh mộ có phiến đá to được chạm khắc chìm câu nói bất hủ của ông như lời thắp lửa lòng yêu nước thế hệ hôm nay và mai sau: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây”.

Vì vậy, tuy chưa phải là ngôi đình thật cổ xưa, có giá trị tiêu biểu về kiến trúc thật đồ sộ, nhưng đình Nguyễn Trung Trực lại có sức hút du khách rất lớn. Cũng như bao ngôi đình thờ thần ở Nam bộ, đình Ông Nguyễn được xây theo kiểu chữ tam, gồm chính điện, Đông lang và Tây lang. Và vẫn với hình ảnh “lưỡng long tranh châu” lực lưỡng ngự vị trí trang trọng trên đỉnh mái và vẫn mái đao cong vút lên nền trời xanh... nhưng đình Nguyễn Trung Trực lại mang đến cho du khách cảm giác thanh tịnh, tôn nghiêm và lạ mắt bởi nghệ thuật cách điệu.

Tất cả từ rồng - phụng cho đến chân tượng, góc mái được “cẩn” hình hoa lá cách điệu thành hình rồng phượng từ những mảnh gốm nhiều màu nên trông đẹp lạ và thú vị. Và ngay bên dưới hình tượng “lưỡng long tranh châu” được cẩn bằng gốm màu là tấm biển “nhận diện” ngôi đình với dòng chữ Hán: “Nguyễn Trung Trực miếu” nổi bật trên nền mái đình được lợp bằng ngói ống đầy hình khối. Càng vào trong, ngôi đình càng hiện diện rõ sự khác biệt thú vị.

Hai cột đầu tiên phía “mặt tiền” được đắp nổi hình rồng uốn lượn theo thế bay lên, tạo cho người xem cảm giác về sức mạnh “thăng long” ngay khi bước chân đầu tiên vào ngôi chính điện. Bên trong, đình được bày trí theo phong cách truyền thống Nam bộ với các ngôi thờ: Ba mươi vị anh hùng dân tộc, Chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ... Cuối ngôi đền là ba ngôi thờ chính: Ngay giữa thờ Nguyễn Trung Trực.
Phía bên trái có ngôi thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm Quang Ky – vị phó tướng duy nhất của Ông Nguyễn và được người đời xưng tụng là “Lê Lai Kiên Giang” vì đã tự nguyện xả thân mình để cứu chủ tướng thoát khỏi vòng vây quân thù. Phía bên phải là ngôi thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân. Trên cao ngôi thờ Anh hùng Nguyễn Trung Trực là bức hoành phi chữ Hán được chạm khắc tinh xảo cả về đường nét lẫn nội dung (đọc từ phải sang: Anh khí như hồng - ý ca ngợi chí anh hùng của ông sáng như cầu vòng bảy sắc). Đây cũng là nét đặc trưng của đình thờ Nguyễn Trung Trực.

Bởi dọc các hàng cột bên trong đều bố trí các đôi liễn bằng chữ Hán được chạm khắc công phu với nội dung ca ngợi công đức của vị Anh hùng dân tộc... Vì thế, mà ngày nay, đình không chỉ là điểm sinh hoạt tâm linh, tham quan, thăm viếng... mà còn được giới trẻ chọn làm điểm chụp ảnh cưới.
Ngoài ra đình còn được đầu tư xây mới Nhà trưng bày về thân thế và sự nghiệp của AHDT Nguyễn Trung Trực theo kiểu 3 gian, bằng vật liệu kiên cố với nền móng, cột, kèo, mái bằng bê tông cốt thép. Mái lợp ngói âm dương, cửa gỗ danh mộc. Bên trong thiết kế tranh ảnh, hiện vật sưu tầm, và mô hình hai trận đánh lịch sử của cụ Nguyễn: Trận đốt tàu Espérance trên Vàm Nhựt Tảo và trận đánh đồn Kiên Giang.

Vì vậy nếu có dịp đi du lịch Phú Quốc – Kiên Giang du khách hãy ghé thăm khu di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn thắp được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
Nguồn tin: Internet

Các tin khác

Du thuyền ngắm cá voi tại Hàn Quốc

Du thuyền ngắm cá voi tại Hàn Quốc

Du thuyền ngắm cá voi là một ttrong những trải nghiệm duy nhất tại Hàn Quốc, từ trên du thuyền du khách sẽ ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng và những chú cá voi rất thích thú, đó là một trong những trải nghiệm thú vị tại Hàn Quốc.
Chi tiết
Đi du lịch Trùng Khánh mùa nào đẹp

Đi du lịch Trùng Khánh mùa nào đẹp

Trùng Khánh là một trong những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Trung Quốc, tọa lạc ngay đầu thượng nguồn của dòng sông Trường Giang, đến đây du khách sẽ đắm mình trong vẻ đẹp thơ mộng, nhất là khi màn đêm buông xuoogns hai bên là những ánh đèn lấp lánh trông như một bức tranh thật đẹp.
Chi tiết
Những lý do không nên đi du lịch Dubai mùa hè

Những lý do không nên đi du lịch Dubai mùa hè

Tuy ở một số điểm mùa hè là mùa cao điểm, tuy nhiên Dubai vào hè lại là mùa thấp điểm, bởi Dubai từ tháng 5 đến tháng 10 khí hậu tương đối nóng nhất là  tháng Ramadan.
Chi tiết
Top 5 lễ hội mùa hè ở Hàn Quốc

Top 5 lễ hội mùa hè ở Hàn Quốc

Mùa hè là thời điểm cho những chuyến du lịch phiêu lưu, trong đó đẹp nhất phải kể đến Hàn Quốc, với tiết trời trong xanh, và nhiều danh thắng nổi tiếng, hơn thế nữa Hàn Quốc vào hè là thời gian diễn ra lễ hội sôi nổi, cùng nhiều sự kiện lý thú, sẽ mang đến cho du khách kỳ nghỉ hè hoàn hảo nhất.
Chi tiết